Gabriel García Márquez và Trăm năm cô đơn

Thứ hai - 05/05/2014 22:02
Gabriel García Márquez và Trăm năm cô đơn

Gabriel García Márquez và Trăm năm cô đơn

Gabriel García Márquez đã chứng minh rằng những câu chuyện siêu hoang đường có thể trên cả tuyệt vời và thật hơn cả sự thật. Tác giả của Trăm năm cô đơn đã cho thấy sự kỳ diệu trong những câu chuyện ngày thường và ông đã tạo nên tầm ảnh hưởng lớn đến một thế hệ nhà văn.
         

        Tiểu thuyết gia Colombia Alvaro Mutis thường kể một câu chuyện về người đồng hương, bạn thân của mình, Gabriel García Márquez, người vừa qua đời ở tuổi 87. Vào giữa những năm sáu mươi, khoảng thời gian Márquez viết Trăm năm cô đơn (1967), tối nào họ cũng gặp nhau uống rượuLúc ấy García Márquez sẽ nói với Mutis về nhữngđoạn văn ông sáng tác ngày hôm đó, và Mutis sẽ lắng nghe rồi háo hức chờ đợi phần tiếp theo. Mutis bắt đầu khoe bạn bè của họ rằng “Gabo - tên mọi người trìu mến gọiGarcía Márquez - đang sáng tác một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn lắm, trong đó ông X đã làm điều Y, đại loại thếVậy mà khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản, nó chả hề liên quan đến những câu chuyện mà García Márquez đã kể trên bàn nhậu, chả có chút dính dáng đến rượu tequila mà họ say khướt - nhân vật khôngcốt truyện không, không cóbất kỳ khía cạnh nào. Đọng lại trong Mutis cái cảm giác được nếm cú lừa hoành tráng, siêu hạng, quả lừa tuyệt đỉnhđể rồi không ngừng than van tiếc nuối cho cuốn tiểu thuyết bất thành vănnhững đoạn hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết truyền khẩu phù dumà sẽ không một ai có thể nghe được nữa.
Đó hẳn là một giai thoại lí thú, với bất kì nhà văn nào, nhưng nó đặc biệt thích hợp và cực đúng trong trường hợp của García Márquez, người có thể chứa vô số những câu chuyện trong đầu, và xử lí, phát triển chúng cùng một lúc. Cuốn-sách-miệng màMutis được thưởng thức là một loại hình diễn-thật, sáng tạo trong đời thực, nguyên tắc của García Márquez khi viết sách: tất cả những gì được chuyển tải tới bạn, tuy khó tin, là một phần lịch sử của bạn; và rằng những gì mà chúng ta ngây thơ gọi là chuyện bịa đặt ấy có thể thật hơn sự thật rất nhiều.
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của García Márquez áp dụng nguyên tắc ấy khi sáng tác là Trăm năm cô đơn, cuốn sách nổi tiếng nhất của ôngcuốn đưa ông vào con đường dẫn đến giải Nobel 1982. García Márquez nói rằng ông nảy ra ý tưởng cho cuốn sách trong khi lái xe từ Mexico City đến khu nghỉ mát Acapulco. Trước đó ông đã công bố vài tiểu thuyết và một số truyện ngắn, nhưng lần này vụt hiện trong ông ý nghĩ: mìnhphải sử dụng lối diễn đạt thừa hưởng từ bà ngoại, trong đó hình ảnh tưởng tượng và văn hóa dân gian được hòa trộn, chuyển tải một mạch hệt như tin đồn hay tin tức về một vụ giết người trong vùngGiá mà ông có thể kết hợp điều đó với những gì học được từ lối hành văn biến ảo của Kafka - “Một sớm, khi Gregor Samsa tỉnh dậy sau những vật vã mộng mị, anh nhận ra mình đã biến thành một loài côn trùng khổng lồ đang ườn trên giường - với những thêu dệt làm nhòe mờ hoặc mất hết mọi vết dấu về áng văn phi hiện thực sắp được công bố, thì khi đó ông sẽ đạt đến phong cách nghệ thuật lạ lùng và độc đáo cho riêng mình như mong ước. Tự hình dung các yếu tố kì lạ, những chuyện hoang đường và sẽ thử bút pháp hiện thực-huyền ảoý tưởng chợt đến, García Márquez quay xe lại, lái ngược trở về Mexico City, và vợ của ông, người luôn mong mỏi kỳ nghỉ của hai ngườiđã không gặp được ông suốt hai năm sau đó.
Cho tới thời điểm ấy, nhà báo García Márquez đã tạo nên một cuộc cách mạng văn học. Với ông, người luôn gắn liền thực tế và phong cách truyền thống, đó chính là khoảnh khắc mà ông trở thành người kể chuyện dân gian kiêm tiểu thuyết gia hàng đầu của dòng văn học hiện thực-huyền ảo. Lối viết tiểu thuyết đó, tuy nhiên, khônghoàn toàn là phát minh” của riêng ông - ông không thực sự tạo ra phong cách mà đã giúp ông trở nên nổi tiếng. Sự thành công của Trăm năm cô đơn như một sự định dạngđặc biệt, hiển hiện rõ nét những vấn đề và xu hướng đặc trưng mà các nhà văn Mỹ Latinh khác như Julio Cortázar, Carlos Fuentes, Mario Vargas Llosa, José Donoso và Alejo Carpentier cũng đã và đang theo đuổiđối nghịch nguyên lý hành văn phổ biến trong tiểu thuyết Pháp thế kỷ 19, chối bỏ cách viết theo chủ nghĩa tự nhiên Pháp - mà tác giả tiêu biểu Emile Zola đã xem văn chương cũng là sự giải phẫu chính xác, tiếp nhận và khắc họa sự vật như hiện trạng của chính nó - và thay thế bằng cách nhìn tự do phóng khoáng đa chiều, bằng trí tưởng vô hạn không bao giờ thiếu ở các quốc gia họ được sinh ra.
Mặc dù tầm ảnh hưởng của García Márquez rất lớnnhưng quá khó để đánh giámột cách chi li, tuyệt đối chính xác. Việc một cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Tây Ban Nha, về một làng quê xa xôi hẻo lánh trong một vùng không có thật ở Colombia nơi cógia đình nọ và những hồn ma lởn vởn - hầu như mọi thứ đều mờ ảo qua giọng kể lung linh ảo mờ, đã bán được hơn 50 triệu bản trên toàn thế giới, tác động đến cả quan hệ quốc tế. Nhưng trong văn học, Trăm năm cô đơn đã và vẫn làm nảy nở nhiều “tác phẩm nhái” của các “tác giả học đòi” với chất lượng khiêm tốnThẳng thắn mà nói, những gì ông đã làm được là mở ra những cánh cửa cho các nhà văn khác trong việc kết hợpnhiều lối quan sát, mường tượng và diễn đạt những điều mà chắc chắn bất khả nếu đi theo chủ nghĩa hiện thực ngày nayCuốn Beloved (tạm dịch: Dấu yêu) của Toni Morrison - về một gia đình thoát khỏi cảnh nô lệ sau khi cuộc nội chiến ở Mỹ kết thúc, và cuốn Midnight’s Children (tạm dịch: Những đứa trẻ trong bóng tối) của Salman Rushdie - về gia đình của một đứa trẻ sinh ra đúng thời khắc Ấn Độ độc lập, cả hai rất khác nhau về bối cảnh nhưng có cùng giọng kể phóng khoáng và cái nhìn lịch sử tương đồng: chúng đều dựa trên ý tưởng con người sinh ra từ nhiều hơn một tổng các sự kiện.

Tác giả bài viết: Nguyễn Trung dịch.

Nguồn tin: theo The Telegraph

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 134

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 127


Hôm nayHôm nay : 33944

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 160794

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25925599