Dương Ngọc Việt - Chân dung một nhà thơ

Thứ tư - 10/01/2024 09:32
Dương Ngọc Việt - Chân dung một nhà thơ

Dương Ngọc Việt - Chân dung một nhà thơ

THAY LI TA
Đọc Dương Ngọc Việt, ta thấy ở thơ anh thường trộn lẫn giữa già- trẻ, phố phường- thôn dã. và cả một chút xứ Quảng của anh với quê hương Bình Thuận. Cũng đúng thôi, bởi đi và cảm xúc lúc nào cũng là yếu tố cần thiết trong quá trình sáng tạo. Cảm xúc suy cho cùng cũng là sự xê dịch của trạng thái con người; Có khi lẫn lộn cùng lúc trong một người theo kiểu “không gian nhiều chiều”:
...Tuổi thanh niên anh giã biệt lâu rồi
Còn kỷ niệm trẻ tươi vùng ký ức...
hay:
Da cháy nắng cuộc đời theo năm tháng
Sợi tơ trời về đậu tóc xanh...
(Cho Em Vui)
Qua ngòi bút tinh tế, như những nhà thơ lòng nặng với đời, Dương Ngọc Việt cũng đến cùng thơ bằng trái tim đau nỗi đau đầy nhân hậu:
... Anh nhìn em tim lòng đau nhói
Câu thơ mình nghiêng ngửa - gió dạy...
(Đời Sẽ Đẹp Bình Minh)
Anh cũng không ngại ngần đụng chạm đến những lĩnh vực vừa dễ sáo mòn
lại vừa khó nhất.
Thơ là dòng nước tưới đời
Cho tươi câu hát
Xua lời nóng hạnh
Cho lòng người trổ lộc xanh
Kết thành hoa trái ngọt lành
nhân gian...
(Thơ Là Dòng Nước)
Và thường trong một bài thơ có khi cũng gặp đôi câu chưa vừa ý, huống chi cả tập thì chắc là điều không tránh khỏi, vậy nên cách tốt nhất là ta hãy đến với Dương Ngọc Việt và cùng cảm với thơ anh..
Nhà văn Lê Nguyên Ngữ
(Hội viên Hội nhà văn Việt Nam)

LỜI NÓI ĐẦU
Phương Đình – người làm thơ lớp đàn anh đã viết: “Nếu ta muốn tìm thấy một cái gì dó có thể gọi là  – Chân Dung Một Nhà Thơ – Chân Dung Dương Ngọc Việt” thì đích thị là cái gì rất dễ thương”
 
Đúng vậy: Dương Ngọc Việt rất dễ thương, thơ Dương Ngọc Việt cũng rất dễ thương. Tôi đọc nhiều thơ anh vì thơ anh cho tôi nhiều cảm xúc.
“Ta nằm ngữa trên mảnh đời khô khốc
Nghe lòng sông nghẹn thở chảy qua tim
Ta chợt thấy phía trời xa đỏ ối
Cánh chim về chở nặng một mùa hoa
(Phía trời xa)
Nếu như ai đó cũng giống như Dương Ngọc Việt – sinh ra để mà yêu, và để mà có những lúc ê chề, cô đơn trước những cuộc tình dang dở ắt là càng thấy anh ta “rất dễ hương” với những dòng thơ tình đầy nỗi niềm bơ vơ, cô đơn, lạc loài như:
Hay là:
“Mai em pháo nổ sang ngang
Tiêu tạo anh trãi, bến Giang vắng người”
“Tình mình còn để gì thương
Cho trăm năm tới vấn vương ngậm ngùi”
(Qua cầu nhớ thương)
“Tình yêu ơi! Giờ đã chia xa
Thì quán Hẹn giữa lòng anh hoang phế”
(Tìm em trong quán Hẹn)
Có lẽ do “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” nên tôi cũng đã rất xúc cảm khi đọc thơ tình Dương Ngọc Việt.
Vì thế, tôi viết “ – Chân Dung Dương Ngọc Việt
Xin trân trọng giới thiệu đến các bạn gần xa...

Tôi biết Dương Ngọc Việt từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Anh từ Quảng Ngãi đến xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận làm nghề chụp ảnh nuôi sống bản thân và gia đình. Thỉnh thoảng anh làm thơ gởi các báo trong và ngoài tỉnh.
Thơ Dương Ngọc Việt được bà con, bạn bè yêu thích nên mặc dù anh chưa là Hội viên Hội nhà văn hay Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận, chúng tôi vẫn thường gọi anh là “nhà thơ”.
Tôi đọc nhiều thơ anh. Thơ anh cho tôi nhiều cảm xúc. Có lẽ vì vậy mà tôi có ý định viết “Dương Ngọc Việt – Chân dung một nhà thơ”. Ý định như thế nhưng hơn hai mươi năm qua tôi không viết được chữ nào. Mãi đến nay (2007), khi nghe tin Việt được kết nạp Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bình Thuận thì ý định viết “Dương Ngọc Việt – Chân dung một nhà thơ” định hình rõ nét trong tôi.
Tôi gặp Dương Ngọc Việt vào một ngày nắng đẹp cuối Đông năm Bính Tuất trong một quán cà phê vỉa hè. Chúng tôi ngồi nhâm nhi tách cà phê tâm sự. Lý do nào Việt rời bỏ quê hương vào đây sinh sống? – Tôi hỏi.
- Khó nói lắm anh ạ! - Việt trả lời.
- Bạn bè cả, có gì mà khó.
- Không phải khó với bạn bè, mà khó với những người không bạn bè. - Việt trả lời.
- Tôi khích lệ.
- Ở đây chỉ có anh với tôi thôi mà...
Việt tằng hắng lấy giọng.
- Là thế này anh ạ, sau giải phóng tôi là cán bộ công nhân viên Lâm trường Nghĩa Hành, có làm bài thơ “một thoáng cử nhân” như sau - Việt đọc:
“Ngày xưa chung học trường làng
Lớp năm anh bỏ,
Theo đàn trâu chăn
Chuyện đời sao biết sang hèn
Ai hay thế sự thăng hoa con người
Thoáng qua gặp lại tươi cười
“Dương-dương tự đắc
Con người cử nhân”.
Các sếp cứ ngỡ tôi mỉa mai nên tìm cách trù dập tôi. Biết thế tôi chán ngán thế thái nhân tình, bỏ nghề vào đây sinh sống.
-Thì ra thế, vì một bài thơ mà Dương Ngọc Việt phải rời bỏ quê hương?
- Đúng thế. Tính “mình” lạ lắm, yêu quê hương tha thiết, nhưng bất bình cũng dữ dội...
- Thế còn sự nghiệp thơ của Việt thì sao? Có bề dày cũng “dữ dội” phải không?
-Đâu có gì dữ dội. Mình làm thơ cũng khá lâu, đăng rải rác ở các báo.
- Việt có in riêng được tập nào chưa?
- Làm gì in nổi, tiền đâu mà in thơ!
- Tôi thấy có người thơ của họ cũng “thường” thôi mà in tập nầy, tập nọ
- Vì họ lắm của, nhiều tiền anh ạ! - Việt cười nửa miệng chua chát.
Mải chuyện trò trong quán vắng, quên cả thời gian, nhưng rồi chúng tôi cũng đến lúc chia tay nhau. Việt tặng tôi một tập bản thảo thơ “Tình khúc cho em".
Chia tay Dương Ngọc Việt rồi mà hình ảnh của anh chưa nhòa trong tâm trí tôi. Tôi có suy nghĩ - Rõ là nghiệp thơ trong Việt khá nặng. Vì thơ anh đã bỏ nghề, xa quê hương, phiêu bạt kiếm sống, thể mà anh vẫn yêu thơ và làm thơ.
Về đến nhà, tôi lật tập thơ “Tình khúc cho em” của Dương Ngọc Việt ra xem. Chỉ là bản thảo nhưng Việt đánh máy vi tính và trình bày khá đẹp. Trang đầu là lời giới thiệu của của bút nhóm mây ngàn với tiêu đề “Vài nét về nhà thơ Dương Ngọc Việt”:
Dương Ngọc Việt sinh năm 1949 tại làng Kỳ Thọ, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi- Nơi Đình Cương cao vút nghiêng mình soi bóng Gò Giang, nơi mà đến sỏi đá khô cằn cũng gồng mình chống chọi với can qua binh lửa đạn xới bom cày. Thế mà lạ thay, mảnh đất ấy lại là nơi mà Thơ - Nhạc tương sinh, cảnh tình hoà quyện, để rồi qua con mắt nhiều bị cảm của thi nhân mà kết thành những vần thơ xao xuyến lòng người.
Từ những buổi ấu thơ nằm trong nỗi nghe tiếng mẹ à ơi ru giấc, rồi lớn lên trong giọng hò man mác nước Gò Giang, Dương Ngọc Việt đã sớm cảm, sớm “lặm” vào mình cái nghiệp thi nhân, để rồi bao năm qua trên bước đường lưu lạc, nhưng anh vẫn trọn tình chung thuỷ với nàng thơ.
Mỗi vần thơ của Dương Ngọc Việt như một giá trị nghĩa ân đền ơn tưởng dưỡng, và dù ngọt, dù chua vẫn ăn khế trả vàng cho mọi người và cho quê hương. Bằng trái tim nồng ấm tình người, bằng một bút pháp điêu luyện nên mỗi vần thơ của Dương Ngọc Việt là sự hoà quyện giữa cảm xúc nhạy bén và ngôn từ linh hoạt tạo nên sự lôi cuốn có sức lay động mạnh mẽ.
Thơ Dương Ngọc Việt thật sự chinh phục được tình cảm của số đông công chúng, đã đăng rải rác ở các báo, tập san, tạp chí trong nước như:
- Tình không bến hẹn (in chung) – Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005.
- Nhớ ánh rằm xưa (in chung) – Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006.
- Thơ ngời mắt em (in chung) – Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2006.
- Thăng Long Thi xã (in chung) – Nhà xuất bản Hội nhà văn – Hà Nội, 2006.
- Vô ưu hé nở (in chung) – Nhà Xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
Sắp xuất bản:
- Buồn lên ngọn nhớ (thơ);
- Trăng non đất mẹ (thơ).
Bằng sự đồng cảm và yêu mến, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đôi nét về nhà thơ Dương Ngọc Việt cùng công chúng yêu thơ.
Bút nhóm Mây Ngàn
Lần theo những trang thơ tôi bắt gặp bài : Gặp em của Dương Ngọc Việt qua lời bình của nhà thơ Minh Quang hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận ban iên tập tạp chí văn nghệ Bình Thuận.
  
GẶP EM
(Dương Ngọc Việt)
( Tặng TTKT)
"Em từ Ban Mê xuống
Anh từ Bình Thuận ra
Gặp quê nhà Quảng Ngãi
Hai mái đầu sương pha
 
Em buồn buồn tủi tủi
Tâm sự sống quê xa
Anh thấy đời trĩu nặng
Nghe lòng mình xót xa
 
Thương nhau từ thơ ấu
Nghịch cảnh quá bẽ bàng
Hai phương trời cách trở
Hai ni bun lang thang...
Ra hái trầu cho mẹ
Nhắc nhở kỷ niệm xưa
Em nói thôi đừng gợi
Đời chúng mình gió mưa
 
Em mời anh dùng bữa
Anh không dám chối từ
Ngoài vườn chim kêu ngủ
Thương em đến ngàn thu
Quảng Ngãi
30/2/Ất Dậu
(Đăng Tạp chí Văn nghệ Bình Thuận số126 8/2005)
 
 
LỜI BÌNH
Bài thơ kể lại chuyện hai người yêu cũ gặp nhau. Tình yêu của họ đầu không thành, hẳn là buồn nhưng đây là buồn đẹp. Buồn là rõ rồi. Còn đẹp thì dây là cái đẹp của chuyện “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy - chư dùng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Không phải tình yêu nào cũng đều có kết thúc như vậy,
Tác giả "anh" trong Gặp em yêu một cô gái cùng quê. Quê hương Hạnh Đức, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi đã giữ trọn mối tình buồn đẹp của chàng trai Dương Ngọc Việt với cô gái TTKT. Tiếc thay, có duyên yêu nhau mà không được phận gắn bó với nhau, nên “chàng” và “nàng” phải xa nhau. Có muôn vàn lý do để nói lên sự xa nhau đó. Chàng trai vào Bình Thuận làm ăn sinh sống và người yêu của chàng cũng phải vượt dặm dài lên mãi tận rừng núi Tây Nguyên mà lập nghiệp. Không hẹn mà gặp "Em từ Ban Mê xuống / Anh từ Bình Thuận ra / Gặp quê nhà Quảng Ngãi / Hai mái đầu sương phủ” thế mới... “đời” chứ !
Lang bạt tha phương đến một ngày... gặp lại thì “hai mái đầu sương pha” rồi... Chao ôi, thật lâu, thời gian thật dài ! Biết bao điều muốn lãnh sự giải bày sau biết bao tháng năm cách biệt. Khổ thơ thứ 2 đọc lên xúc động vô cùng:
Em buồn buồn tủi tủi
Tâm sự sống quê xu
Anh thấy đời trĩu nặng
Nghe lòng mình xót xa
Người đọc chắc rõ là “em” không yên lòng với cuộc sống hiện tại. Có thể “em” đã có gia thất và cũng phải sống đúng với cái nghĩa “tồn tại” chữ chưa hẳn là hạnh phúc thực sự. Trong lòng “em” vẫn luôn nghĩ đến “anh”. En buồn buồn tủi tủi giãi bày cho anh nghe về cuộc sống ở quê xa. Người đọc tình ý đã thấy ngay rằng, hai từ “quê xa” đã cho biết Ban Mê là quê hương thứ hai của em. Em sống ở quê xa - Ban Mê - có nghĩa, em đã là dân của núi rừng Tây Nguyên rồi. Khi em tâm sự như vậy “anh thấy đời trĩu nặng / nghe lòng mình xót xa”. Người đọc thừa hiểu cả hai không có lỗi gì. Lỗi là lỗi tại “ông trời” không xe cho đôi uyên ương đó kết duyên được với nhau. Khổ thị thứ 3 đã hé mở cuộc tình:
Thương nhau từ thơ ấu
Nghịch cảnh quá bẽ bàng
Hai phương trời cách trở
Hai ni bun lang thang...
Như thế đủ biết anh và em “nặng lòng" với nhau lắm, bởi lẽ "Thương nhau từ thơ ấu" kia mà! Nhưng rồi "Nghịch cảnh quá bẽ bàng" nên đôi uyên ương phải xa nhau, và “hai phương trời cách trở" dường như cũng buồn lây với “hai nỗi buồn lang thang.." này.
Đúng ra anh và em đều có “địa chỉ sống” của mình. Địa chỉ đó đã gắn bó hơn nửa cuộc đời, anh ở Bình Thuận, em ở Ban Mê. Nhưng thực chất cả hai cảm thấy hiện mình đang “sống” có đúng với cái nghĩa là “sống” dầu mà đó là sự “lang thang” của hai nỗi buồn, lang thang của hai thân phận, lang thang của hai mảnh đời, trong sâu thẳm của trái tim hình như vẫn đi tìm lại nửa kia của mình kết lại nhưng nào có được đâu (!) Thương nhau từ thơ ấu mà... không kết duyên trọn đời được với nhau thì quả là khổ buồn biệt chừng nào! Giờ đây không hẹn mà gặp lại quê nhà xưa khi mái đầu đã sương phá rồi, vui đấy, mừng đấy nhưng nỗi vui mừng ấy không đủ khỏa lấp được nỗi buồn chồng chất tháng năm kia.
Lẽ thường thì giới mày râu kém sự kìm nén hơn phái đẹp nhất là chuyện tình yêu lứa đôi. Người phụ nữ, thực tế thừa minh chứng là, phàm cái gì họ đã nguyện giữ thì đúng là sống để bung, chết mang theo, chứ không như cánh đàn ông nhiều lúc lại gợi ra, nhắc lại. Trong Gặp em, chàng thi sĩ là “anh” thì thật thà muốn nhắc nhở lại kỷ niệm xưa với ý là cho vui lên, khuây khuây một chút nhưng “em nói, thôi đừng nhớ - đời chúng mình gió mưa”. Anh gặp lại em, anh nói ra điều đó để chứng tỏ là anh luôn nhớ, luôn nghĩ về em, không thể nào quên em được. Còn em thì nói thôi đừng nhớ. Nói vậy thôi chứ em còn nhớ gấp trăm, gấp vạn lần nỗi nhớ của anh cơ. Thảo nào người ta bảo con gái nói nhớ là không nhớ mà không nhớ là nhớ lắm đấy, và bao điều khác nữa tương tự là vậy. Mới hay, “em” cảm
bởi vì “em” có giác quan Đời chúng mình gió mưa “anh”?
Đến khổ thơ cuối:
đời, nghiệm đời có khi còn đẫm hơn cả “anh” nữa thứ 6 (trời cho) mà “anh”, cánh mày râu không có. nhắc nhở mà làm gì cho thêm khổ tủi, phải không
Em mời anh dùng bữa
Anh không dám chối từ
Ngoài vườn chim kêu ngủ
Thương em đến ngàn thu

Em thể hiện tình cảm, sự quan tâm của em đó, với anh là mới anh dùng bữa. Thực ra bữa cơm chỉ là cái cơ thôi, chủ yếu là em muốn được ở bên anh nhiều hơn. Rất hiếm khi được gặp nhau, mỗi người đều có "một cuộc sống riêng đúng với đời thực của nó nên giây phút hội ngộ này quả là quý hiếm vô cùng. Anh có nghĩ tới điều đó không nhà thơ Dương Ngọc Việt "! Còn tôi, tôi lại nhờ câu thơ Ngoài vườn chim kêu ngủ của anh mách bảo cho đấy. Vì thế mà tôi biết thời gian “dùng bữa” ấy thật là ... lâu, lâu đến độ ngoài vườn chim kêu ngủ (đêm đã về khuya rồi) thì hai người mới tận biệt kia mà (!). Và cũng chỉ có một khoảng thời gian thân thiết ấm cúng đó mới cho phép cả hai được bộc bạch hết lòng. Anh không nói ra điều đó, nhưng người đọc vẫn biết được em Minh Tâm đã tâm sự với anh rất nhiều, thể hiện tình cảm của mình rất nhiều cho anh, cho nên anh mới có câu thơ kết “thương em đến ngàn thu xứng đáng. Khổ thơ cuối là khổ thơ làm cho người đọc cảm nhất trong toàn bài. Chính nhờ thế mà bài thơ hay lên. Bài thơ được tác giả sử dụng bút pháp tự sự và trữ tình đan xen rất nhuyễn. Trong sự có tình, trong tình có sự, ấy là cái tài của người làm thơ vậy. Thông qua sự dụng công trong chắt lọc hình ảnh, lời thơ, Gặp em của Dương Ngọc Việt đã thực sự tạo nên sức lay cảm lớn cho người đọc. Xin san sẻ cùng anh!
Minh Quang
 
 
Thơ Dương Ngọc Việt đã dắt tôi đi từ bất ngờ đến bất ngờ khác trong công cảm xúc và thú vị khi bắt gặp được bài viết của Nguyễn Minh Phiên như sau:
 
 
Mười bảy năm xa cách
 
Dương Ngọc Việt

 
“Mười bảy năm ta trở về quảng ngãi
Thương làm sao sông Vệ vẫn xanh mầu
Xao xuyến quá! Thức dần bao kỷ niệm
Nghe bàng hoàng rơi rụng giữa tim tal
Ta về lại cố hương thấy mình xa lạ
Đường Vệ Giang như quên gót giày xưa
Nhưng ta vẫn tháng năm nhiều nhung nhớ
Đường phố, dòng sông, mấy nhịp cầu...
Quên sao được miền Án Trà - Thạch Bích
Chiều Phê Vân, Thiên Bút ngát hương tình
Ta vẫn nhớ những gì trong dĩ vãng
Nhỏ giọt buồn lưu lạc chốn quê xa!!!
(Trích trong tập Tình không bến hẹn
NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2005)
 
 
LỜI BÌNH
 
‘Quê hương là chùm khế ngọt”... Câu hát này sao thân thương quá! Không riêng gì chuyện tình yêu lứa đôi, mà quê hương cũng cũng sẽ mãi là “đề tài muôn thuở”... Ai là người không có quê hương? Ai là người chẳng có tình cảm gì đối với quê hương? Có lẽ điều này chúng ta chẳng bàn cãi làm gì, chỉ biết rằng ai đã từng gắn bó với nơi “chôn nhau cắt rốn”, sau phải xa nhà vì cuộc sống thì tình cảm lại sâu đậm hơn đối với mảnh đất của cha ông. Và cũng chính vì lẽ đó mà tác giả Dương Ngọc Việt đã có những cảm xúc trào dâng trong những ngày trở lại, sau chuỗi thời gian dài xa quê, được thể hiện trong bài thơ trên.
Tại Tánh linh, Bình Thuận, nơi quê hương thứ hai- Nơi tác giả sống và làm việc, anh tiếp tục đến với “nghiệp thơ” và đã có nhiều bài thơ hay đăng tải trên các báo trong và ngoài tỉnh. Dù vậy anh vẫn dành những tình cảm đặc biệt đối với quê cũ. Vì thế khi xe lăn bánh về chốn xưa, anh cảm thấy tình thương vô bờ bến dấy động trong lòng. Trước hết là hình ảnh dòng sông quê hương:
“Mười bảy năm ta trở về Quảng Ngãi
Thương làm sao sông vệ vẫn xanh màu”
Dòng Vệ Giang hiền hoà, thơ mộng lặng lờ uốn lượn qua địa phương anh, nơi từng tắm mát tuổi thơ ấu của anh nên anh “thương làm sao” là lẽ hiển nhiên. Ở đây dòng sông vẫn như xưa, vẫn xanh màu hy vọng, dù đã trải qua bao năm tháng mưa gió bảo bùng...
Thế rồi tình cảm của anh càng lúc càng mãnh liệt, khi những hình ảnh của ngày xưa vọng lại:
“Xao xuyến quả thức dần bao kỷ niệm
Nghe bàng hoàng rơi rụng giữa tim ta"
Dương Ngọc Việt từng gắn bó với quê hương từ thuở ấu thơ, qua thời niên thiếu và những tháng ngày bước chân vào đời, làm việc tại Lâm trường Nghĩa Hành. Quãng đời ấy có quá nhiều kỷ niệm buồn vui...

 
 Thế nhưng lớp bụi thời gian vẫn ít nhiều xoá mờ đi quá khứ, bởi cuộc sống luôn vận động tiến lên. Ngày xưa anh gần gũi, thân quen với nhiều người, mọi nơi trên quê hương, nhưng sao giờ đây nhiều thay đổi quá:
“Ta về lại cố hương thấy mình xa lạ
Đường Vệ Giang như quên gót giày xưa
Cái lẽ đổi thay của tạo hóa, của đời sống đã có từ xưa. Nó chẳng chừa ai. Biết làm sao được! Đời vua Đường Huyền Tổng (Trung Quốc), Hạ Tri Chương làm quan (Tiến sĩ) ở kinh đô Trường An trên năm mươi năm mới về thăm quê cũ: huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, khi về đến nhà ông đã lưu danh bài thơ sau:
“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai”
       (“Hồi hương ngẫu thư”- Hạ Tri Chương)
Phạm Sĩ Vịnh dịch:
“Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?”
Có điều gì đó hơi ngậm ngùi một chút chăng?
 
Vì cảm thấy mình “xa lạ” như thế nên trong lòng anh những nỗi niềm buồn thương, day dứt là điều khó tránh khỏi.
 
Có thể anh trở thành vị khách “bất đắc dĩ” như trường hợp tiến sĩ Hạ Tri Chương ở trên, nhưng có ai hiểu thấu nỗi lòng của anh, trong lúc sự đời luôn thay đổi mà tình cảm của anh nào có đổi thay:
“Nhưng ta vẫn tháng năm nhiều nhung nhớ
Đường phố, dòng sông, mấy nhịp cầu...”
Ngôn từ thật giản đơn, bình dị- Có gì đâu mấy cái “đường phố”, “dòng sông” hay “mấy nhịp cầu” kia. Làm gì mà anh có vẻ bận tâm đến chúng quá vậy? Ấy vậy mà những điều tưởng chừng như bình thường ấy, đơn sơ ấy lại chứa đựng chất trữ tình rộng lớn biết bao!...
Những ngày về thăm quê là những ngày anh “ôn cố tri tân”, thả hồn về quá khứ, về những kỷ niệm khó quên. Rồi đối mặt với thực tại, rồi cứ để cho tình cảm buông lỏng một cách tự nhiên:
“Con đường cũ bờ tre xanh gội mát
Những trưa hè năm ấy trẻ đùa chơi
Mảnh vườn xưa bây giờ thay đổi chủ
Ta ngỡ ngàng, ngơ ngác lệ đầy vơi
Đời dâu bể ta lạc loài khắp nẻo
Tìm áo cơm nơi đất khách quê người
Nay trở lại Đình Cương còn nguyên vẹn
Cha mẹ ngút ngàn vĩnh viễn đi xa...
(“Về Hành Đức”. Dương Ngọc Việt)
Rõ ràng tác giả rất giàu tình cảm. Những dòng thơ trên cũng nằm trong chuyển về thăm quê lần đó, nhưng ở trong một bài thơ khác của anh.
Cũng bởi vì những “cơn sóng” trong lòng dội mãi không thôi, nên kỷ niệm xưa tiếp tục tràn về:
"Quên sao được miền Ấn Trà, Thạch Bích
Chiều Phủ Vân, Thiên Bút ngát hương tình"
Những địa danh trên là những thắng cảnh của Quảng Ngãi, nơi tác giả từng đến thưởng ngoạn. Phải chăng những nơi ấy từng chứng kiến mối tình đầu của Dương Ngọc Việt?! Điều này có thể lắm, vì cụm từ “ngát hương tỉnh” đã hé lộ điều đó... Mà hễ nói đến tình yêu, nhất là mối tình đầu dang dỡ thì đẹp biết bao, nhưng cũng cay đắng biết bao! ... Từ từng đưa nàng Mộng Cầm kiều diễm lên Lầu ông Hoàng thưởng thức non Chẳng phải thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc nước hữu tình, để rồi ghi dấu một mối tỉnh tuyệt vọng đó sao?...
Đứng trước khung trời kỷ niệm, Dương Ngọc Việt đã không cầm được những giọt lệ rơi:
"Ta lần nhớ những gì trong đĩ vãng
Nhỏ giọt buồn lưu lạc chốn quê xa"
Chúng ta cùng lắng hồn xuống để cảm thông cho nỗi lòng Dương Ngọc Việt. Bởi trong anh lúc này mênh mông nỗi niềm tâm sự. Nỗi niềm này biết tỏ cùng ai!... Dù sao đi nữa thì tình cảm ấy cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng!”.
Bài thơ làm theo lối tự do, được đặt trên nền thơ 8 chữ. Nhịp điệu suôn sẻ, hợp lý, từ ngữ giản dị nhưng có sức truyền cảm cao. Bài thơ ấy chính là món quà nhỏ mà tác giả dành cho quê hương Quảng Ngãi mến yêu của mình. Không những thế, nó còn là sự chia sẻ, cảm thông đối với tất cả những đồng hương của anh đang sống xa xứ khắp nơi trên mọi miền đất nước.
Những dòng tình cảm trên đã khép lại. Nhưng có lẽ người đọc vẫn còn đôi chút lưu luyến, vấn vương và cảm thấy yêu quê hương mình hơn. Chúng ta cũng chẳng biết nói gì thêm, đành mượn ý thơ và cũng là tấm lòng “ưu thời mẫn thế” của Quân sư Nguyễn Trãi, lúc về trí sĩ ở Côn Sơn, để thể hiện cho tấm lòng của tác giả Dương Ngọc Việt vậy:
 
“Bui(1) một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông!”...
(Nguyễn Trãi)
 
 
((1) Bui: Duy, Chỉ))
Một động lực thôi thúc tôi viết “Chân dung Nhà thơ Dương Ngọc Việt” là khi tôi đọc tập “Thăng Long Thi xã” Nhà xuất bản Hội Nhà văn Hà Nội- 2006, trong tập này hầu hết tác giả là người miền Bắc, chỉ một Dương Ngọc Việt là người miền Nam. Ấy vậy mà anh có đến ba bài được chọn đăng. Tôi xin ghi lại đây để các bạn nhã lãm:
 
  
CHIẾC LÁ HỒI SINH
 
Chiếc lá rơi
Đậu bên thềm
Để con gió nhỏ lạc tìm ngẩn ngơ
Vàng đau, đau đến bao giờ
Hoả thân tro bụi vương mờ nẻo xa
Cảnh chim nào
Chợt bay qua
Nhặt xây hạnh phúc nở hoa bạn tình
Lả vàng giờ được hồi sinh
Chờ che mầm sống bình minh...
 
 
 
 
MÙA XUÂN VỀ PHAN THIẾT
Anh cùng em
Và mùa xuân về Phan Thiết
Đường rực hoa
Phổ ngập nắng vàng
Ngọt ngào...
Gió nồm mát mang vị nồng muối biển
Xao xuyến lòng sóng hôn cát Đồi Dương,
 
Về Phan Thiết
Mắt no màu phố thị
Dòng Cà Ty xanh ngắt níu chân người
Lầu Ông Hoàng buồn tênh cùng dốc đá
Mảnh trăng treo cô độc vắng thơ Hàn
Giờ chỉ còn phế tích giữa trần gian.
 
Anh xin giữ
Chút nắng vàng phố biển
Như hành trang thân thiện tháng năm dài
Nơi đây sống trong anh nhiều kỷ niệm
Đậm tình người – Tình đất – Quê hương.
 
Về Phan Thiết
Thấy mình sao bé nhỏ
Giữa phố phường, sông, biển, trời mây
Anh muốn mình hoá thân loài hoa lạ
Góp cho đời chút hương sắc mùa xuân.

 
 
 
Mưa xanh
Mưa rơi xám
Thấp cõi trời
Cho bao hớn hở rạng ngời tươi xanh
Gió nghiêng từng vệt mát lành
Sông reo, nước đổ theo dòng lúa xuân
Cây đời xa nỗi gian truân
Chim khan tiếng gọi mai mừng nắng hong
Hạt mưa xuân
Lời gió trong
Niềm vui chắp cánh nối lòng bãi xa
Đất lành mở hội thăng hoa
Mưa xanh
Xanh với lòng ta ru hời...
 
Đọc “Thăng Long Thi xã”, tôi có suy nghĩ: Sao mà thơ Dương Ngọc Việt bay xa đến thế? Anh có người thân ở Thăng Long Thi xã chăng?
Nghĩ thế nên có lần tôi hỏi Việt:
-Ai chắp cánh cho thơ anh bay đến Hà Nội?
Việt tâm sự:
Thật ra những bài thơ đó tôi đã gởi ở Bình Thuận lâu rồi nhưng không thấy động tĩnh gì. Không lý đi năn nỉ họ đăng thơ mình, nên tôi đã gởi “đại” ra Hà Nội, chứ có ai chắp cánh cho tôi đâu. Ấy vậy mà tôi còn được các anh trong Thăng Long Thi xã khen là viết tốt và đều tay. Hình như “Bụt nhà không thiêng” anh ạ!
Còn những tập “Tình không bến hẹn”, “Nhớ ảnh rằm xưa”, “Thơ ngời mắt em”, “Vô ưu hé nở” thì sao? – Tôi hỏi.
-Thì cũng thế thôi, trong tỉnh không đăng mà ngoài tỉnh họ đăng cả. - Việt cười thoải mái,
-Việt có thể tặng tôi những tập thơ ấy? – Tôi hỏi.
Rất tiếc không còn tập nào cả anh ạ!
Thế rồi bẵng đi một thời gian, tôi lại có dịp đi Gia An thăm bà con. Minh- đứa em nhà chú bác với tôi khoe: “Em có tập thơ “Tình không bến hẹn” của nhiều tác giả, trong đó có Dương Ngọc Việt đây nè, anh ạ!”.
Tôi lại có dịp đọc thơ Dương Ngọc Việt. Đó là tập thơ tình do Nhà xuất bản Giao thông Vận tải Hà Nội ấn hành năm 2005. Dương Ngọc Việt có đến sáu bài thơ được chọn đăng. Thơ anh rất có tình như các bài sau đây:
 
Thy
 
Em là dòng nước biếc
Đẹp tháng ngày êm trôi
Anh- Lòng sông hoang vắng
Mới hiểu tình nước thôi!!!
 
Hạt may trên lá
 
Ta còn xanh những ước mơ
Ta còn dệt được dòng thơ tuyệt vời
Đời người muôn giọt sương rơi
Hạt may trên lá sáng ngời ban mai
 
  
Qua cầu nhớ thương
 
Qua cầu nhớ tóc em bay
Qua đồi núi Mán nhớ ngày yêu nhau
Nhớ bao đêm trắng thương đau
Gõ chung phím đá nguyện thề mai sau
Nhưng đời con nước trôi mau
Trắng đen nhân thế thay nhau lẽ thường
Tình mình còn để gì thương
Cho trăm năm tới vấn vương ngậm ngùi
Bây chừ vun những nụ vui
Cho ngày tươi tốt vẫy cười gió Đông.
 
 
Nếu em là ...
 
Nếu em núi lạnh chiều đông
Anh là tuyết trắng trên sông đêm tàn
Nếu em một chiếc thuyền nan
Anh là chú lái chở ngàn nhớ thương
Nếu em là nước Trường Giang
Anh là rong rác của ngàn bể khơi
Nếu em là chiếc sao trời
Anh làm mặc khách chép lời đêm trong
Nếu em là ngọn thu phong
Anh muôn chiếc lá quyện vòng quanh em
Nếu em khúc hát trong đêm
Anh làm giọng địch cho mềm muôn tại
Nếu em hương nhụy hoa nhài
Anh cơn gió thoảng cho dài đêm thâu
Nếu em là giọt lệ sầu
Anh con sóng nhỏ xanh màu mắt em
Ru em một giấc êm đềm
Cho vơi nhung nhớ - cho mềm nhớ nhung!
 
 
DÁNG THƠ
 
Hôm qua em đi học
Tay ôm chiếc cặp da
Thướt tha tà áo trắng
Hương tóc vờn bay xa
 
Bên đường nhà anh ở
Có Vành Khuyên hát ca
Có hoa vàng bướm trắng
Có nhạc tình bay qua
 
Em ngọc ngà đài các
Cho đời bao ước mơ
Yêu đường quê tươi mát
Theo gót vàng em thơ
 
Thương em đầu niên học
Nhưng chẳng nói năng chi
Ngang nhà ngày hai buổi
Tình vương áo bay đi.
 
 
 
Về với quê em
 
Anh về sống với quê em
Tánh Linh đất mới sao em trĩu tình
Trải bao “trổi sóng đất bình”
Núi Ông vẫn mãi xanh tình quê hương
Thương bao cổ thụ ven đường
Còn đau vết đạn còn vương nỗi thù
Chiều Biển Lạc phủ sương mù
Tuyệt sao dải lụa trải vào rừng xanh
Quê hương đơn giản ngọt lành
Cho tình thắm đượm dệt thành thiên thu.

 
Trong tập “Nhớ ánh rằm xưa" Thơ Dương Ngọc Thơ anh chan chứa tình người, tình yêu lứa đôi như:
 
 
Cảm tác ngày xuân
 
Khi ta hiểu thế nào là nghĩa sống
Khi ta hay hạnh phúc trốn nơi nào
Khi ta biết sau màn trương nhân nghĩa
Thì mây kia đã cài tóc ta rồi...
 
 
 
Ngàn đêm đợi chờ
 
Tay em trắng
Chiết rượu đào
Anh chưa uống cạn
Lòng sao say mềm?
Hay là
Say đoá mỗi em
Anh xin nhung nhớ
Ngàn đêm đợi chờ!!!
 
Về Hành Đức
 
Ơi Hành Đức! Mười bảy năm xa cách
Nay ta về thăm lại quê xưa
Nghe xao xuyến bồi hồi trong ngực thở
Ôi! Mênh mông thương mến mấy cho vừa
Con đường cũ bờ tre xanh gội mát
Những trưa hè năm ấy trẻ đùa chơi
Mảnh vườn xưa bây giờ thay đổi chủ
Ta ngỡ ngàng, ngơ ngác lệ đầy vơi!
Đời dâu bể ta lạc loài khắp nẻo
Tìm áo cơm nơi đất khách quê người
Nay trở lại Đình Cương còn nguyên vẹn
Cha mẹ ngút ngàn vĩnh viễn đi xa...
Nói làm sao thương làm sao khôn xiết
Buồn vui lẫn lộn gian khổ quê nhà
Ta chỉ biết úp bàn tay vuốt trán
Thương cho mình lưu lạc chuỗi năm qua.
(Nhà xuất bản Đà Nẵng – 2006)
 

 
Với tập thơ “Vô ưu hé nở-NXB Văn nghệ TPHCM 2007”, tôi rất xúc độngkhi đọc bài “Nỗi lòng con" của Dương Ngọc Việt.
 
Nỗi lòng con
 
Kính dâng hương hồn hiền mẫu
Mẹ xuôi tay vĩnh biệt đời
Để con lại với đất trời nhớ thương
Nỗi sầu dòng suối nước tuôn
Chảy tràn thế kỷ vấn vương hình hài.
Mẹ là ngọn lửa hôm mai
Là tình biển lớn, sông dài, núi cao
Chiều nghe chim vịt vọng vào
Bâng khuâng nhớ mẹ, dạ bào, mạch tương.
 
Đêm trông ngọn nến trầm hương
Nghĩ con chưa xứng tình thương Nhan Hồi
Khi đời bãi bể sống dồi
Chưa bằng Tử Lộ một thời mẹ ơi!
Mẹ xuôi tay vĩnh biệt đời
Để con lại với đất trời nhớ thương.
 
Ngoài ra thơ Dương Ngọc Việt còn được đăng ở các báo Nghĩa Bình, Bình Thuận. Anh ca ngợi nghĩa đất, tình người, quê hương, đất nước như:
 
 
Tâm sự với dừa
 
Hôm nay đi giữa rừng dừa
Nhớ ngày bom xới, đạn bừa quê hương
Dừa ơi! lắm nỗi đau thương
Nửa mang vết đạn nửa vương lửa thù
Thu tàn rồi lại sang Thu
Kiên cường dừa đứng hát ru dịu dàng
Như dân bám trụ giữ làng
Tấm lòng chung thuỷ đá vàng sắt son
Dừa trong khói lửa gian nan
Vẫn xanh như mái tóc còn ngày xuân
Dừa như người biết vui mừng
Bắc – Nam thong thả mấy từng mây bay
 
Quả dừa nặng, ngọt tình thay
Cây cho mái ấm sum vầy lứa đôi
Cho ta dòng nước tuyệt vời
Mát bờ phòng hộ cho đời thêm xuân
 
Dừa khô dừa nẩy mầm nhanh
Ta nhân lên những mầm xanh bạt ngàn.
(Bảo Nghĩa Bình, ngày 07 tháng 3 năm 1986)
 
 
Hát với Thạch Nham
 
Sông Trà trôi mãi về khơi
Ngàn năm ruộng, đất, bãi bồi nhớ thương
Bờ xe giục nước lên nương T
ình không trang nỗi quê hương hai mùa
Khi vào vụ cấy trông mưa
Mưa vô tư lắm sao vừa người mong
Yêu đời, thương đất, quý sông
Ta nghiêng Trà Khúc về lòng Thạch Nham
Công trường tiếng máy rộn ràng
Nhấp nhô nón trắng ngỡ đàn bướm bay
Bàn tay nối vạn bàn tay
Chép trang sách mới cho ngày thêm tươi
Mồ hôi tiếp giọt mồ hôi
Tháng ngày rơi- tạo tuyệt vời dòng kênh
Niềm vui trải khắp mông mênh
Đất theo sức trẻ dựng lên mùa màng
Đầu nguồn hai nẻo ngóng sang
Nghĩa Lâm đất bạc, Tịnh Giang cát vàng
Nhưng lòng chung một âm vang
Thạch Nham, Trà Khúc xanh ngàn ước mơ
(Văn hoá Nghĩa Bình, tháng 4-1981)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đi giữa rừng đào
 
Vui sao đi giữa rừng đào
Nắng chang lá biếc ngọt ngào hương hoa
Mây hồng quyện đỉnh non xa
Rừng xanh rộn tiếng chim ca mừng đàn
 
Bốn mùa như mãi xuân sang
Đời vui tha thiết vô vàn từ đây
Thương em đôi má hây hây
Bàn tay trồng những rừng cây năm nào
Vui sao đi giữa rừng đào
Nắng chang lá biếc ngọt ngào hương hoa.
(Báo Bình Thuận, số 21 ngày 05 tháng 7 năm 1992)
 
 
 
Nón trắng từ tay em
 
Mỗi lần xa quê anh mãi nhớ về em
Suối tóc mượt chảy ôm bờ vai nhỏ
Đôi mắt long lanh giọt sương buổi sáng
Mỗi thăm hồng ngự trị một mùa xuân.
 
Hình ảnh em sáng toả trong lòng
Có tay đẹp dịu dàng kết từng mẫu lá
Sao thương quá khi em ngồi khâu chỉ
Tay nhịp nhàng như vũ điệu nhân gian
 
Nhớ bao lần anh đến thăm em
Em quá vô tình để anh làm khán giả
Mãi kết lá khâu từng mối chỉ
Vũ điệu quen nhìn anh cứ mãi say mê
 
Em một nghệ nhân trọng nghĩa nặng tình
Quên khó nhọc cho người che mưa nắng
Anh nhận ra em dưới đồng sâu ruộng cạn
Trên phố phường qua nón trắng quê hương
 
Em là bài ca giữa cuộc đời thường
Anh mãi hát bằng trái tim chân thật
Có thương mến trong lòng cao chất ngất
Có môi em cười trong nón trắng nghiêng nghiêng...
(Tập san Xuân Thuận Hải- 1992)
 
 
 
Gặp em
 
Em từ Ban Mê xuống
Anh ở Bình Thuận ra
Gặp quê nhà Quảng Ngãi
Hai mái đầu sương pha
 
Em buồn buồn tủi tủi
Tâm sự sống quê xa
Anh thấy đời bỗng nặng
Nghe lòng mình xót xa
 
Thương em từ thơ ấu
Nghịch cảnh quá bẽ bàng
Hai phương trời cách trở
Hai nỗi buồn lang thang
 
Ra hái trầu cho mẹ
Anh nhắc kỷ niệm xưa
Em nói: thôi dừng gợi
Đời chúng mình gió mưa
 
Em mời anh dùng bữa
Anh không dám chối từ
Ngoài vườn chim kêu ngủ
Thương em đến ngàn thu...
 
(Văn Nghệ Bình Thuận, số 126 tháng 7-8/2005)
  
 
Tìm em trong quán hẹn
 
Đêm nay anh trở về quán
Hẹn Tìm gặp em trong ánh điện ảo huyền
Em chẳng thấy, nhạc tình sao xa lạ!
Lòng đơn côi hờ hững bóng ai qua.
 
Anh tìm lại chiếc bàn xưa kỷ niệm
Điểm chuyện buồn theo từng giọt cà phê
Vàng tay thuốc thương cuộc tình tan vỡ
Thương thời gian xưa cũ với đam mê.
 
Anh vẫn biết tình em như con nước
Trôi qua cầu đâu nhớ bóng cầu soi
Anh thì mãi làm chân cầu nhân chứng
Ghi một lần dấu tích nước trôi qua.
 
Tình yêu ơi! Giờ đã chia xa
Thì quán Hẹn giữa lòng anh hoang phế.
(Bản tin Tánh Linh 1996)
 
 Đặc biệt trong tập “Thơ ngời mắt em” do Nhà Xuất bản Đà Nẵng ấn hành nằm 2006, thơ Dương Ngọc Việt có đến chín bài được chọn đăng. Như những tập thơ trước, hơn một nửa số bài Dương Ngọc Việt dành để nói chuyện tình yêu... Việt yêu trăng, yêu nước, yêu quê, yêu người như sau:
 
 
 
Giọt trăng
 
Giọt trăng dội xuống hiên nhà
Gió ru lời nhẹ
Kẽo cà võng đưa
Chạnh lòng quê mẹ xa xưa
Gió trăng cổ độ
Vẫn chưa nhạt lòng.
 
 
 
Hoa nắng Thu
 
Đi trong
Hoa nắng thu quê
Lung linh cánh mỏng
Vỗ về heo mây.
Sợi ngâu nghiêng tóc vai gầy
Long lanh nỗi nhớ
Đong đầy luyến thương
Ngày xưa thơ ấu
Đến trường
Ngu ngơ- ngớ ngẩn
Trải đường nắng hoa
Tháng ngày trôi
Ta nhận ra
Đẹp thu hoa nắng- nắng hoa dấu hài
Chợt nhớ người mấy thu phai
Hồn xuân
Hoa nắng
Điểm dài lối xưa
Yêu
Thương
Nhớ
Mấy cho vừa...
 
 
 
Lỡ làng chung ta
 
Em về
Dài bóng chiều rơi
Sợi vàng nghiêng mỏng Dệt trời quê yêu
Thương mình tím tuổi buông chiều
Tình sao mỏng lá
Cánh diều mộng xa.
 
Sóng ưu tư vỗ đời ta
Xót thân tằm kiếp vẫn mà vương tơ
Cho đời tươi đẹp vần thơ
Cho thêm xanh ngát ước mơ dịu dàng.
Để rồi
Ta lỡ đò ngang
Em vui cá chậu
Chim ngàn riêng anh
Giờ em hoa thắm - chồi xanh
Bế bồng hạnh phúc
Lòng anh xuân tràn
Em đừng tiếc lỡ đò ngang
Cứ xem như trái lỡ làng chung ta...
  
 
Người thương chưa gặp
Anh Bình Thuận
Em Tây Ninh
Nghìn trùng xa cách sao mình mến thương
Chưa lần sánh bước chung đường
Chưa lần gặp gỡ tỏ tường mặt nhau
Hay là duyên đến ngàn sau
Để giờ ta biết về nhau- Thi đàn
Đọc thơ em
Hồn lang thang!
Lạc vườn tiềm thức ngỡ ngàng long đong
 
Chừ ta nào dám gì mong
Như Sâm – Thương ở giữa lòng trần thôi
Em là thuyền đổ bến rồi
Anh là con gió mồ côi...
Lạc loài. ..

 
Cây khế mẹ trồng
 
Ngày xưa mẹ trồng cây khế
Theo ngày lớn mát góc sân
Tuổi thơ con đùa dưới bóng
Mùa hoa chim hót quen thân.
 
Thương mẹ thân cò lặn lội
Nuôi con- hờ hững tuổi hồng
Cây cao càng ngày bóng rộng
 Mẹ lần tóc trải màu bông.
 
Chuỗi dài xa quê trôi nổi
Thấy hoa tím nở bao nhà
Bùi ngùi xót xa thương mẹ
Lòng buồn nhớ khế mùa hoa.
Những ngày con về thăm lại
Khế xưa đơn lẻ xanh màu
Mẹ đà ngủ sau phía núi
Nghe đời ray rút niềm đau.
 
 
 
 
Bao la
 
Trời bao la
Đất bao la
Sao ta không có chỗ mà trú thân
Vô duyên chẳng được chia phần
Đời như thuyền nhỏ sóng ngần biển khơi.
 
Phan Thiết trong tim ta
Xa rất nhớ!
Nay ta về Phan Thiết
Thăm Đồi Dương nghe sóng vỗ rì rầm
Màu biển biếc- Khoảng trời nghiêng ngút mắt
Thoả lòng vui lộng gió – mênh mông.
 
Đêm Phan Thiết
Dòng Cà Ty kỳ ảo
Đèn nhấp nhô hồn lạc giữa vùng thơ
Nẻo đường phố gót giày quen thuở ấy
Điện toả vàng- bạc phếch bóng trăng mơ.
 
Lòng rạo rực!
Tìm Minh Quang tâm sự
Thương dâng đầy Quang Đẩu bạn đồng thanh
Xuân đến, Đông qua bạc đầu theo nỗi nhớ
Cõi lòng ta sóng dậy nhắc từng giờ.
Bao khởi sắc
Lớn theo ngày tháng gọi
Với cây đời trái ngọt trĩu niềm thương
Hương... Hương ngát đậm tình thơ, tình nhạc
Như ngàn năm biển mặn quê hương.
 
Màu Phan Thiết
Tươi xanh vào kỷ niệm
Mãi theo đời tuổi bóng ngả hoàng hôn
Lòng chung thuỷ cùng đất trời phố biển
Như ngàn năm biển mặn mãi xanh đời...
 
Thơ Dương Ngọc Việt không chỉ được quần chúng yêu thích mà những người trong giới âm nhạc như nhạc sĩ Quang Đẩu, Vũ Tuế, Xuân Khánh cũng đón nhận một cách hồ hỡi. Các anh đã phổ nhạc nhiều bài thơ Dương Ngọc Việt như: “Tình đơn phương”, thơ Dương Ngọc Việt, nhạc Xuân Khánh. “Dáng thơ”, thơ Dương Ngọc Việt, nhạc Xuân Khánh. “Mưa về xóm nhỏ”, thơ Dương Ngọc Việt, nhạc Vũ Tuế. “Gặp em”, thơ Dương Ngọc Việt, nhạc Quang Đẩu. “Mùa Xuân về Phan Thiết”, thơ Dương Ngọc Việt, nhạc Quang Đẩu. “Sao em khóc”, thơ Dương Ngọc Việt, nhạc Quang Đấu. “Nặng tình Đức Linh ơi”, thơ Dương Ngọc Việt, nhạc Quang Đấu.
Lại có người còn giới thiệu thơ Dương Ngọc Việt lên mạng. Thơ Dương Ngọc Việt có ở website Binhthuantoday.com/mayngan.
-
Nam Hưng cây bút trẻ Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận có những lời tâm sự như sau:
Tôi vừa đọc tập: “Thơ ngời mắt em” anh Dương Ngọc Việt gởi tặng. Tập thơ tuyển nhiều tác giả trong đó có Dương Ngọc Việt, phải công bình mà nói Dương Ngọc Việt viết khỏe thật, thơ anh liên tiếp xuất hiện trên các tập thơ in chung của nhiều nhà xuất bản như: NXB Giao thông vận tải Hà Nội, NXB Đà Nẵng, NXB Hội nhà văn Hà Nội và NXB Văn nghệ TPHCM phát hành từ Nam chí Bắc. Ngoài ra, còn gặp anh trên các báo, tạp chí, tập san trong tỉnh.
Đến giờ tôi vẫn không hiểu sao anh chưa chịu in riêng một tập thơ Dương Ngọc Việt. Về tài chánh thì không hẳn, bởi đã có người ngõ ý hợp tác để in thơ nhưng anh vẫn chưa nhận lời. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ có thể in được nhiều tập thơ cho riêng anh, thế nhưng anh chỉ đóng tập gởi bạn bè đọc cho vui chứ chưa tính đến chuyện xuất bản – nghĩ cũng lại
Dương Ngọc Việt đã hớp hồn tôi bằng những bài thơ như: “Tìm em trong quán hẹn”, “Dáng thơ”, “Nón trắng từ tay em”, “Mời em về Gia An....
Anh càng viết càng hay, càng về sau càng sâu sắc, thử đọc các bài “Cây khế mẹ trồng”, “Giọt trăng”, “Chiếc lá hồi sinh”. Thấy thơ Dương Ngọc Việt giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh giàu ngôn ngữ thơ. Dương Ngọc Việt có một tâm hồn phong phú, cảm xúc sắc bén, chất thơ đậm tình người, tình quê hương đất nước, những câu thơ tài hoa bay bổng làm tôi say lòng và đắc ý.
...La Ngà đó dòng xanh trôi uốn khúc.
Đêm đẹp trời trăng mọc giữa lòng sông.
Hay:
...Hai phương trời cách trở
Hai nỗi buồn lang thang Hoặc:
...Nếu em con gió lạnh lùng
Thả bao giông bão xuống vùng tim anh...
Tôi có quyền hy vọng trong những ngày gần đây được đón nhận những tác phẩm mới Dương Ngọc Việt – một nhà thơ tôi mến phục và ưu ái.
 
Nhận xét về thơ Dương Ngọc Việt, nhà văn Lương Văn Lễ- Một hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận viết:
Đôi lời tri âm – Xanh xưa giờ đã bạc, năm tháng hay thi ca đã cài mây lên sắc tóc thi nhân? Cũng trải đời qua mỗi mùa mưa nắng, Dương Ngọc Việt lại mượn hồn thơ để cải lão hoàn đồng. Anh vẫn mòn chân nơi quán cóc ven đường, uống rượu đế nói chuyện thơ cùng bè bạn.
Mỗi nẻo đường cỏ rác anh qua, những cằn cỗi, hoang sơ cũng biết gột mình để thành thơ, thành nhạc. Anh biết cúi nâng những mảnh đời đói khát và biết quay lưng trước hợm hĩnh bạc tiền. Cái tính khí khái đậm chất Quảng Ngãi tiềm sinh trong một dáng dấp nghệ sĩ đã tạo nên một giọng thơ Dương Ngọc Việt sắc nhọn:
Sao mẹ không dạy con
Ôm chân
Quỳ gối
Cúi đầu
Trước quyền thế nhân gian?
Để hôm nay con biết quỳ ôm gối
Cho đời con tươi sắc mùa xuân
(Li me dy con)
Anh giả trang trong lời hờn trách mẹ để khinh khi, chế giễu những kẻ siểm nịnh, xu thời. Sinh ra trong buổi giặc giã, lớn lên gặp cảnh loạn ly, vinh hoa phú quý trọng mắt anh đồng nghĩa với “ôm chân quỳ gối”. Cuộc sống của một thanh niên đầy hoài bão bị kìm hãm trong khuôn thước công dân của một chế độ mà có chút chủ quyền cũng trao vào tay các quan thầy cố vấn, khiến anh cảm thấy bí bách, chán chường:
Từ lúc ấy đời rơi vào gian khổ
Hồn thơ bay, hoa lá phủ hoang tàn
Anh phải sống bằng chuỗi ngày trống rỗng Với ưu phiền, lừa đảo, điêu ngoa.
(Chí hồng mãi bay cao)
Chưa đủ hùng tâm tráng chí để đi theo tiếng gọi non sông, nhưng qua những lời mẹ kể về cái thời “chín năm kháng chiến”, anh đã gởi trọn niềm tin vào những người đang nếm mật nằm gai nơi rừng xanh núi thẳm, nên từ những năm còn sống trong chế độ cũ, anh đã mơ về một tương lai sáng lạn:
Anh nói cùng em nghĩa cuộc đời Dù nay không có bóng dương rơi Dù nay mây ủ trôi vần vũ
Nhưng sẽ ngày mai nắng rực trời (Cõi lòng về anh)
Miền Nam giải phóng, thơ Dương Ngọc Việt như được cởi trói. Giọng thơ anh bỗng hồ hởi, yêu đời, hoà theo nhịp sống mới:
Vui sao đi giữa rừng đào
Nắng chang lá biếc ngọt ngào hương hoa
Hay là:
(Đi giữa rừng đào)
Yêu đời, thương đất, quý sông
Ta nghiêng Trà Khúc về lòng Thạch Nham
(Hát với Thạch Nham)
Tình yêu- đề tài muôn thuở của thơ ca- luôn là nguồn thi hứng vô tận của Dương Ngọc Việt.
Anh vẫn viết về những cô gái mà anh yêu quý:
Em là bài ca giữa cuộc đời thường
Anh vẫn hát bằng trái tim chân thật
Có thương mến trong lòng cao chất ngất
Có môi em cười trong nón trắng nghiêng nghiêng.
(Nón trắng từ tay em)
Hay là:
Anh vẫn biết tình em như con nước
Trôi qua cầu đâu nhớ bóng cầu soi
Anh thì mãi làm chân cầu nhân chứng
Ghi một lần dấu tích nước trôi
qua.
(Tìm em trong quán hẹn)
Đôi lời cảm nhận, có thể là chẳng khác nào lấy cái hữu hạn để hý húi cân đo cái vô hạn, nhưng dù đúng, dù sai thì cũng xin mọi người thể tất. Người viết bài này không mong gì sẽ làm toát lên được thần thái và giá trị thơ Dương Ngọc Việt. Chỉ có đôi lời, xin được xem như tiếng vỗ tay, như một lời đồng cảm của một người bạn thơ- yêu thơ Dương Ngọc Việt”.
Phương Đình- người làm thơ lớp đàn anh cũng có nhận xét về Dương Ngọc
“Có lẽ Dương Ngọc Việt sinh ra để mà yêu, và để mà có những lúc ê chề, cô đơn trước những cuộc tình dang dỡ.
Nỗi niềm bơ vơ, cô đơn, lạc loài theo từng bước chân Dương Ngọc Việt qua những ánh trăng của bến Gò Giang, qua vẻ hoang liêu của chiều mưa xóm nhỏ:
 
...Chừ một trời viễn cách
Chung cơn gió tứ mùa
Chung một màu mưa bạc
Riêng- nỗi niềm năm xưa
(Chiều mưa xóm nhỏ)
 
Người yêu chợt đến rồi chợt đi theo những làn
Có sang ngang rượu nồng pháo nổ... Và nhà thơ đã hơn một lần ngồi tựa bến sông quen thuộc để ngắm ánh trăng suông, trông dòng nước chảy mà cảm thức lần nữa nỗi niềm xót xa của tâm hồn và cuộc đời mình:
Mai em pháo nổ sang ngang
Tiêu tạo anh Trãi, bến Giang vắng người
(Pháo nổ sang ngang)
Niềm xót xa ấy vẫn lê thê, mênh mông và se thắt vẫn như còn quyện theo mây gió, bay là là trên nội cỏ rừng cây, người thơ vẫn ngồi đó để cho:
Cây buồn cao mọc trong ta
Lòng bao rừng núi xót xa cho đời
(Gởi buồn theo mây)
Hãy “tạm cho qua” một cách thoải mái một vài chỗ còn non yếu, không thể tránh khỏi... Tiếng thơ Dương Ngọc Việt tuy nhiên vẫn là tiếng thơ rất nhẹ nhàng, rất dễ thương. Nó khơi dậy, gợi lại trong ta những xao động nhè nhẹ mơn mởn rất mong manh và rất trẻ- những xao động rất “người” mà Dương Ngọc Việt đã cố gắng diễn đạt, mô tả qua bao lần thao thức và phấn đấu để giữ được cái nhìn độc đáo của một con người- một người thơ rất dễ thương với những vần thơ rất dễ thương.
Và nếu ta muốn tìm thấy một cái gì có thể gọi là “- Chân dung Dương Ngọc Việt” thì đích thị là “cái gì rất dễ thương ấy”.
 
Nhà văn Trần Hữu Lục tuy chưa tiếp cận nhiều với thơ Dương Ngọc Việt nhưng anh đã có nhận xét và đánh giá rất chính xác; “Tôi tiếp cận với thơ Anh chưa nhiều nên sức cảm và hiểu về thơ của Anh chỉ có hạn. Trước một tâm hồn đa cảm, sâu sắc và chân thật, tôi cảm động về những gì Anh đã viết thành thơ. Như tôi cảm nhận, Anh có trải nghiệm, có trình độ làm thơ, và đặc biệt hình tượng thơ của Anh khá độc đáo.”...Một cõi thơ hé mở những “cơn gió”. Đấy là cảm nhận của tôi về thơ Dương Ngọc Việt. Những cơn gió không cùng, khởi đầu mà cũng là vô tận. Những cơn gió làm nên sức sống trước không gian và kỳ gian tâm lý. Những cơn gió làm nên sáng tạo-nét riêng của thơ Anh.
Trước những đề tài muôn thuở như quê mẹ, Mẹ, người thương, thiên nhiên, phận người... thơ Anh không lẫn vào ai, không theo cùng lối mòn. Cách tân mà dân dã, đời thực mà trải nghiệm, dung dị mà nhiều tầng ý nghĩa.
Hình tượng “chiếc lá” và “cơn gió” trong thơ Anh thật sinh động, đa sắc và đa âm. Chiếc lá rơi không chỉ là hết một vòng “sinh-tử”, mà khởi đầu của “hoá kiếp” để “hồi sinh”:
Chiếc lá rơi,
Đậu bên thềm
Để cơn gió nhỏ lạc tìm ngẩn ngơ
Vàng đau, đau đến bao giờ
 Hoá thân tro bụi vương mờ nẻo xa...
(Chiếc lá hồi sinh)
Có khi “gió ru lời nhẹ” cũng đủ bừng thức tuổi thơ, ký ức nơi quê xa xưa. Gió theo Anh vào trang thơ, một tứ thơ day dứt đến nao lòng:
 
Chạnh lòng quê mẹ xa xưa
Gió trăng cổ độ vẫn chưa nhạt lòng
(Giọt trăng)
Dù trong trạng thái “rơi xuống” của gió, của nắng, của bóng chiều...vẫn không làm cho Anh thôi “thiết tha” với quê hương và cuộc sống. Vẫn lấp lánh một niềm tin yêu, một bình minh:
Bóng chiều rơi xuống đời ta
Hồn bình minh, mãi thiết tha gọi đời
(Bình minh hồn)
Ngay cả trong đề tài tình yêu, dường như Anh cũng “lạc loài” như cơn gió. Thơ cũng long đong theo người. Như Sâm Thương giữa cuộc đời! Và ki Anh “thương người chưa gặp”, ấy là lúc Anh đã hoá thành một cơn gió rồi, vì “hồn lang thang”:
Em là thuyền đỗ bến rồi
Anh là cơn gió mồ côi,
lạc loài.
 
Cơn gió trong thơ Anh thật đa nghĩa. Nếu không có cuộc sống trãi nghiệm và cách nhìn thấu suốt như thế thì Dương Ngọc Việt không thể có những câu thơ lay động và sâu lắng đến thế.
- Viết về Mẹ, thơ Anh thấp thoáng dân ca, ca dao. Dung dị và hình tượng. Anh có cách diễn đạt riêng tiếng lòng của mình. Câu thơ như một tiếng nấc: “Mẹ xuôi tay vĩnh biệt đời / Để con lại với đất trời nhớ thương”. Sự ví von về Mẹ của Anh còn chút bóng dáng của người khác, của ca dao, nhưng chưa có ai viết như Anh:
Chiều nghe chim vịt vọng vào
Bâng khuâng nhớ mẹ, dạ bào, mạch tương
(Nỗi lòng con)
Thơ Dương Ngọc Việt có “vận” vào nỗi buồn ca dao. Thơ Anh là tiếng lòng, nỗi khổ tâm dồn nén trong lòng mà không thể không viết thành thơ. Đấy cũng là con đường, nguồn cơn sáng tác từ xưa đến giờ. Nhưng tiếng thơ của Anh thủy chung vẫn là “hồn bình minh”, vẫn “thiết tha” với đời.
Trần Hữu Lục  Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
TP HCM, 4-2007
 
 
 
 
 
NHỚ VỀ PHỐ BIỂN
 
Dương Ngọc Việt
 
Ta lỗi hẹn chưa về thăm phố biển
Nghe sóng lòng dào dạt vỗ nhớ thương
Buồn lên tiếng thở dài trong túi áo
Càng thương ta da diết nỗi niềm riêng.
 
Nhớ góc phố nhớ đường hoa kỷ niệm
Nhớ Cà-Ty chiều loang nắng cầu soi
Em thả bước tóc màu bay rợp phố
Mát Đồi Dương – thương nhớ mấy cho vừa.
 
Ta lặn hụp trong vòng xoay cuộc sống
Mảnh đời thơ, vật vả giữa nhân gian
Bao ước mơ bay theo từng mơ ước
Khi đôi tay trắng, yếu nắm tơ trời.
Một hạnh phúc giản đơn giờ xa ngái
 
Chuyện bình thường cũng ngút mắt và bay
Xin thứ lỗi – mai sẽ về phố biển
Tâm sự no đầy... thành phố thăng hoa...
 
Một chiều nhớ Phan Thiết (1 - 07)
 
ĐÊM VIỄN XỨ NHỚ MẸ
Kính dâng hương hồn hiền mẫu
Đêm viễn xứ Lòng buồn như hoang đảo
Nhớ cố hương
Thương mẹ những chiều về
Mưa đột kích, ướt đầm thân lạnh
Nón xiêu nghiêng gió rúc – bước vội vàng
Viên sỏi nhọn thủng sâu bàn chân Mẹ
Mà tim con rỉ máu suốt đêm thâu!
 
Da diết nhớ
Mái tranh nghèo tuổi dại
Hoàng hôn rơi khói rạ quyện lưng trời
Mẹ đỏ mắt vẫn cười trong bếp nấu
Cho tháng ngày con khôn lớn – sinh sôi
 
Đến hôm nay
Tuổi đời con cuối hạ
Cuộc sống quay cuồng – vất vả – truân chuyên
Mới hiểu thấu lòng Mẹ như biển lớn
Tình mênh mông trời đất sánh sao bằng
 
Bao day dứt ăn năn về đối diện
Nghĩa cao dày con chưa trọn – Mẹ vui
Mẹ vội vã vẫy tay chào trần thế
Về suối vàng để lại một lời ru
Bây giờ đến vạn ngàn thu
Hình ảnh mẹ xoá mây mù trong con.
Đầu xuân 2007
 
 
THƠ LÀ DÒNG NƯỚC
Dương Ngọc Việt
 
Thơ là dòng nước tưới đời
Cho tươi câu hát
Xua lời nóng hành
Cho lòng người trổ lộc xanh
Kết thành hoa trái ngọt lành
nhân gian . . .
2007
 
 
 
DƯ THỪA
 
Dương Ngọc Việt
 
Nhiều khi thèm đọc sách
Tiền không có đủ mua
Nhà thơ ngàn sự thiếu
Chữ ... gió... trăng
dư thừa...
Tháng 1 năm 2007
 

NIỀM ÂU LO THIÊNG LIÊNG
Dương Ngọc Việt
 
Soi gương bọt sóng về trên tóc
Buồn dấu chân chim hiện cuối mày
Ngược dòng năm tháng chưa tròn nợ
Đời sắp hoàng hôn úa ước mơ.
Lòng nghĩ thương mình theo dấu cát
Bãi chiều biển vắng thủy triều lên
Hay loại dã tràng mơ lấp biển
Để sầu trôi nổi giữa mông mênh.
Rồi một ngày kia về huyệt lạnh
Vai vẫn còn đau gánh thế gian
Lệ vẫn còn rơi, còn tủi phận
Chưa tròn trần thế kiếp thi nhân...
 
03/2007
 
 
 
 
EM VÀ CON CHỮ ỐM ĐAU
Dương Ngọc Việt
 
Em thả ra
Những con chữ vô chung – vô thuỷ
Bởi theo sông ... bám bẩn những mạn thuyền
Giữa nhân thế từng bước đi khập khễnh Như người điên
Kẻ vô thức về chiều.
 
Em nào biết
Trăm ngàn hoa cỏ đẹp
Khoe sắc màu tô điểm quê hương
Lòng ngào ngạt đến phương trời xa lắc
Em nghênh ngang nhảy múa
Làm đau thương – mỹ ý – cao vời
Như cánh bướm tật nguyền lạc nẻo chơi vơi
Không dệt nổi mùa xuân
Giữa vùng trời đại bàng bay lượn
 
Em là con rối hiện thân thời tiền sử
Tự hình thành loại rác giữa vùng thơ
 
Tháng 1 năm 2007
 
 
CHO EM VUI
 
Dương Ngọc Việt
 
Gặp lại em chẳng còn xuân sắc
Tuổi thanh niên anh giả biệt lâu rồi
Còn kỷ niệm trẻ tươi vùng kí ức
Tan trường về bắt bướm đùa nhau.
 
Thời gian trôi đứa đầu sông- cuối bể
Chung một trời khoảng cách chia xa
Giờ ngẫu ngộ em ngại ngùng – bẽn lẽn
Sau nụ cười giấu nỗi bâng khuâng.
 
Da cháy nắng cuộc đời theo năm tháng
Sợi tơ trời về đậu tóc xanh
Tuổi mộng mơ của một thời xa tít
Giờ thương sao về hội tụ trong anh.
 
Anh có thể đổi những gì anh có
Cho em vui cuộc sống đâm chồi
Cho môi thắm, má hồng tươi quả mận
Và trời xanh về ngự trị mắt em.
 
Anh có thể đổi những gì anh có
Cho em vui hoa nở bước theo đời....
1.2007
 

 
THƠ ƠI !
 
Dương Ngọc Việt
 
Thơ ơi thơ ! Vờn ủ mùi rêu mốc
Từ nghiêng đêm - ý ám khí – vô tình
Mãi ca lượn giữa khoảng trời cô độc
Nào biết mình
Băng hoại
Cõi nhân sinh ...
Sài Gòn, 02/007
 
ĐẾN NGHÌN SAU
 
Dương Ngọc Việt
 
Những con chữ qua hồn làn gió mát
Nghe mênh mông sáng rực những tinh cầu Đẹp cuộc sống – mặt trời bừng trí thức “Thương hải – tan điền”
( Xanh mãi đến ngàn sau .
 

NGẪU HỨNG
 
Dương Ngọc Việt
 
Nắng nhảy múa trên cành mai gió rúc
Mây lang thang vẫy gọi giữa vô thường
Niềm vui lớn buổi giao mùa - mộng ước
Chợt lòng mình quờ quạng cõi phù sinh
 
VŨ KHÚC XUÂN
 
Dương Ngọc Việt
 
Trời xanh ngọc
Cánh én về dệt mộng
Mai vàng tươi hôn gió đông sang
Hoa bướm sanh đôi
Ngập hồn hạnh phúc
Nàng xuân ơi !
Vũ khúc trong lòng…
Xuân 2007
 

CẢM NHẬN
 
Dương Ngọc Việt
 
Em là dòng nước nhiệm mầu
Cho anh biết khát – hồn sầu nóng
Nếu em con gió lạnh lùng
Thả bao giông bão
Xuống vùng tim anh…
 

 
THỰC TẾ
 
Có cuộc sống nào không ý nghĩa đâu em?
Hạnh phúc nào cách xa ta vời vợi?
Khi hoài bão thả bay rời thực tế
Thì em ơi, khổ lụy dậy trong hồn!...
 
 
ĐỜI SẼ ĐẸP BÌNH MINH
Dương Ngọc Việt
 
Nào biết em từ đâu đến
Cha mẹ em chẳng biết tên gì
Chỉ gặp nơi đầu đường, cuối chợ
Thân gầy gòm
Tìm miếng ăn dư !
Ngày lại
Ngày qua
Nỗi buồn nặng núi
Đôi mắt thủng sâu
Cuộc sống đen màu
Anh nhìn em tim lòng đau nhói
Câu thơ mình nghiêng ngữa – gió day.
 
Hỡi những kẻ
Ăn thừa
Bạc thước
Bia uống ướt nhà
Thịt cá rãi đầy mâm
Sao không bỏ chút tình đồng loại
Xoa bớt nỗi đau này. . .
 
Em hãy vui
Hướng về phía trước
Trời xanh
Còn nhiều vòng tay nhân ái
Sẽ đưa em qua vũng tối đời mình
Vui lên em
Đời sẽ đẹp bình minh ...
 
 
CÒN GÌ NGÀN NĂM
 
Dương Ngọc Việt
 
Tháp cao, xe bóng, lầu trang
Công Hầu – Khanh Tướng - vàng son một thời
Đời luôn vật đổi sao dời
Vất vơ, vất vưởng khoảng trời bơ vơ
Chỉ còn lại những vần thơ
Vút cao bay đến bến bờ ngàn năm...
 
CÒN ĐÓ NỖI ĐAU
 
Dương Ngọc Việt
 
Vầng dương treo đỉnh núi
Gió bấc rúc qua vườn
Em về oằn vai củi
Lòng anh thương quá thương!
Tuổi em như bao trẻ
Sao chẳng được đến trường?
Ngày ngày lo miếng sống
Phía trước toả mù sương.
Gặp anh, em chào hỏi
Giấu nỗi buồn phía sau
Nghe tim mình quặn thắt
Đời vẫn còn nỗi đau!!!
 
 
 
YÊN BÌNH NHƯ CỔ TÍCH
 
Dương Ngọc Việt
 
Anh về thăm quê em
Nơi tươi rói trong anh nhiều kỷ niệm
Nhớ những chiều cánh có nghiêng cuối bãi
Lúa rì rào cuộn sóng duổi bờ xa
 
Yêu dòng sông ắp nặng phù sa
Cho xanh trải đẹp đôi bờ hứa hẹn
Thương lưng mẹ còng khô dời trăng khuyết
Vẫn cho con năm tháng được vuông tròn.
 
Nay anh về
Mẹ đi xa vời vợi
Chỉ còn trong ký ức tươi màu
Với vùng trời thương nhớ
Và trái buồn chín rụng – tim dau.
 
Anh về thăm quê em .
Xanh ngút ngát, yên bình như cổ tích
Niềm vui mọc cánh bay cao
Tình quê muôn thuở trôi vào trong anh.
 
 
Bài “Cây khế mẹ trồng” của nhà thơ Dương Ngọc Việt được khơi nguồn từ hình ảnh rất chân quê - cây khế - để từ đó làm toát lên chủ đề: Mẹ. Hình ảnh thơ dung dị, nhẹ nhàng, chân thành mà thắm thiết, đơn sơ mà sâu lắng của một người con đã trưởng thành với người mẹ quá cố.





N.T
Tác giả bài viết: Nguyễn Trung
Nguồn tin: tác giả gởi cho tanhlinh.vn
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Dương Ngọc Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn

Những tin cũ hơn

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 133


Hôm nayHôm nay : 2791

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 303558

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24798668