CÂY KHẾ MẸ TRỒNG

Thứ ba - 10/09/2013 03:48
CÂY KHẾ MẸ TRỒNG

CÂY KHẾ MẸ TRỒNG

Ngày xưa mẹ trồng cây khế Theo ngày lớn mát góc sân Tuổi thơ con đùa dưới bóng Mùa hoa chim hót quen thân.

DNV.

Tác giả bài viết: Dương Ngọc Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngày xưa, tuổi thơ
huy ba - 18/09/2013 21:43
Bài thơ không dụng công về ngôn từ mà nhằm trải lòng chân thật truyền cảm. Nhịp điệu chậm rãi của bài thơ cũng tạo thêm sâu lắng .
Lương Văn Lễ - 17/09/2013 04:24
Bài thơ thật xúc động, đáng để đọc đi đọc lại nhiều lần. Bài thơ hay, càng hay hơn khi có bài bình của thầy giáo Nguyễn Trung. Xin chúc mừng và cảm ơn hai anh đã để lại cho đời vị ngọt!
hoa cỏ - 13/09/2013 05:22
Bình thơ hay quá!
Nguyễn Trung - 12/09/2013 10:26
Bài “Cây khế mẹ trồng” của nhà thơ Dương Ngọc Việt trích trong tập “Tình khúc cho em” (NXB HNV – 2007) được khơi nguồn từ hình ảnh rất chân quê - cây khế - để từ đó làm toát lên chủ đề: Mẹ. Bài thơ chỉ gồm bốn khổ thơ, được viết theo thể thơ sáu chữ, cách gieo vần linh hoạt, giọng thơ chậm, trầm buồn như một lời tự trách. Hình ảnh thơ dung dị, nhẹ nhàng; ngôn từ tự nhiên - không màu mè trau chuốt - phù hợp với cách thể hiện một tình cảm chân thành, thắm thiết, đơn sơ mà sâu lắng của một người con đã trưởng thành với người mẹ quá cố.
Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu từ lúc con về thăm lại, được triển khai dưới dạng hồi ức theo trình tự thời gian thành câu chuyện về Mẹ. Đọc bài thơ ta được nghe người con kể lại những kỉ niệm về mẹ, kỉ niệm về tuổi thơ hồn nhiên:

Ngày xưa mẹ trồng cây khế
Theo ngày lớn mát góc sân
Tuổi thơ con đùa dưới bóng
Mùa hoa chim hót quen thân.

Khổ thơ đầu của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc một tình cảm trong sáng về thời thơ ấu êm đềm. Tuổi thơ ấy có mẹ, có tiếng cười trẻ thơ hồn nhiên hòa trong tiếng chim hót líu lo; có những trò chơi tuổi thơ dưới gốc cây khế ngay góc sân nhà. Thật hạnh phúc biết bao!
Rồi theo tháng năm, con lớn khôn thêm, mẹ cũng không còn trẻ nữa. Giọng thơ ở khổ thứ hai như trầm xuống, chậm hơn:

Thương mẹ thân cò lặn lội
Nuôi con - hờ hững tuổi hồng
Cây cao càng ngày bóng rộng
Mẹ lần tóc trải màu bông.

Hình ảnh “thân cò” vốn dĩ rất quen thuộc trong ca dao và giàu ý nghĩa biểu tượng. Nhưng khi đọc đến câu thơ “ thương mẹ thân cò lặn lội” ta cứ thấy xót xa, day dứt làm sao! Lột tả sao hết được lòng thành kính vô bờ của người con cùng tâm trạng thương đến… xót trong lòng?!... Cả khổ thơ chỉ có một từ thương cũng quá đủ để thể hiện lòng con đối với mẹ. Bởi lẽ, tình thương mẹ dành cho con không chỉ ở sự tần tảo, vất vả một nắng hai sương mà còn ở sự hy sinh thầm lặng niềm hạnh phúc riêng tư. Con làm sao hiểu hết được niềm vui nỗi buồn trong lòng mẹ! Thương con, mẹ đã quên đi niềm khát khao của tuổi thanh xuân. Hình ảnh “cây cao…bóng rộng”, “tóc…màu bông” thật đẹp và cũng thật cảm động!
Vẫn là những hồi tưởng trong quá khứ, cảm xúc ở khổ thơ thứ ba là những bùi ngùi, xót xa của người con đang ở phương xa. Dù cuộc sống muôn vàn khó khăn, công việc bộn bề chồng chất, nhưng hình ảnh những bông hoa tím của bao nhà vẫn nhắc con nhớ đến mẹ - lúc nào cũng vậy:



Chuỗi dài xa quê trôi nổi
Thấy hoa tím nở bao nhà
Bùi ngùi xót xa thương mẹ
Lòng buồn nhớ khế mùa hoa.

Sắc tím của hoa ta vẫn thường gặp trong không ít những bài thơ hay. Những sắc tím của tình yêu, của lòng chung thủy…Cái sắc tím ở đây thật giản dị, của loài cây hết sức bình thường, nhưng thật gợi. Bởi chính sắc hoa ấy đã gợi nhắc đến quê nhà, đến vườn xưa; làm dâng trào tình cảm không thể cưỡng lại - “Bùi ngùi xót xa thương mẹ // lòng buồn nhớ khế mùa hoa” - một tình cảm luôn thường trực trong lòng nhà thơ.
Khổ thơ cuối của bài thơ đưa độc giả trở về thực tại. Hình ảnh người con trong bài thơ dễ khiến người đọc liên tưởng đến ai đó trong đời thường: vì công việc, vì cuộc sống hay vì sự thăng trầm của đất nước mà họ phải rời quê hương dấu yêu, để lại nơi miền quê nghèo người mẹ già với bao niềm thương nỗi nhớ. Cứ nghĩ họ đi mãi không về… Nhưng...họ đã trở về...dẫu sự trở về đó có... “muộn màng”... Có lẽ vậy(!?) nên khổ thơ cuối của bài thơ như một lời tự trách, một sự ân hận, “ray rứt”, tiếc thương:

Những ngày con về thăm lại
Khế xưa đơn lẻ xanh màu
Mẹ đà ngủ sau phía núi
Nghe đời ray rứt thương đau.

Dù đi đâu về đâu rồi con cũng về với mẹ. Cây khế mẹ trồng vẫn còn nhưng mẹ đã đi xa, rất xa. Mà không! Gần, gần lắm, mẹ chỉ ngủ sau phía núi. Ai đã từng xa mẹ xa quê mới hiểu được nỗi lòng của nhà thơ. Một cảm xúc thật khó diễn tả! Hình ảnh người mẹ-cây khế xuyên suốt bài thơ, nâng bài thơ lên tầm cao mới: tình yêu quê hương - đất nước - con người…
Bài thơ viết về đề tài rất quen; không có sự mới lạ về hình thức-nội dung hay “đột phá” về nghệ thuật; ngôn từ cũng rất bình dị, chân quê không mấy gọt giũa. Mặc dù đây không phải là bài thơ toàn bích, cái hay của bài thơ là sức gợi (cảm-hình), là ở cái tình của tác giả. Đó là tấm lòng hiểu thảo của một người con...nhắc mỗi chúng ta tự soi rọi, chiêm nghiệm...
Bài thơ kết bằng thúc với hình ảnh “ mẹ đà ngủ sau phía núi…”. Vẫn biết đó là quy luật tự nhiên của tạo hóa nhưng lòng chúng con luôn nhói đau vì thương và nhớ mẹ. Mẹ ơi !
Chỉ bấy nhiêu thôi bài thơ “Cây khế mẹ trồng” của nhà thơ Dương Ngọc Việt cũng neo vào lòng bạn đọc tình người lắng đọng và cả những phút thăng hoa của cảm xúc cùng những rung động trong tâm hồn…
N.T
Nguyễn Trung (GvThcs Nam ChínhĐức Linh, Bình Thuận)
Comment addGửi bình luận của bạn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 90

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 89


Hôm nayHôm nay : 27992

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 538071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 16182311