Nghệ thuật làm gì để góp phần vào sự phát triển của đời sống xã hội?

Thứ tư - 10/08/2016 20:41
Nghệ thuật làm gì để góp phần vào sự phát triển của đời sống xã hội?

Nghệ thuật làm gì để góp phần vào sự phát triển của đời sống xã hội?

BT - Trong cuộc sống, văn học nghệ thuật luôn cần thiết bởi nó tạo ra món ăn tinh thần bổ ích, và bên cạnh đó còn góp phần định hướng tư tưởng thẩm mỹ, xây dựng nhân cách cho mọi người. Tuy nhiên, để tác phẩm có tác động thiết thực và phát huy được vai trò quan trọng này, cần phải có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan thì mới có thể đáp ứng được.
Nghệ thuật làm gì để góp phần vào sự phát triển của đời sống xã hội?

         
         BT - Trong cuộc sống, văn học nghệ thuật luôn cần thiết bởi nó tạo ra món ăn tinh thần bổ ích, và bên cạnh đó còn góp phần định hướng tư tưởng thẩm mỹ, xây dựng nhân cách cho mọi người. Tuy nhiên, để tác phẩm có tác động thiết thực và phát huy được vai trò quan trọng này, cần phải có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan thì mới có thể đáp ứng được.
Trước hết có thể nói bản thân người sáng tác là một cá nhân góp mặt trong cộng đồng, xã hội, chính vì thế họ quan sát, cảm nhận được những diễn biến của đời sống xung quanh mình và từ đó gợi mở ra những đề tài để làm nên tác phẩm. Tùy theo sở trường của mỗi người mà tạo nên những loại hình nghệ thuật khác nhau, và tùy theo cảm quan sáng tác mà hướng tới điều mình cần nói.
        Ở bất cứ đâu, khi nào cũng có cái tốt, đẹp và cái xấu, cái được và cái chưa được, cái hợp lý và cái bất hợp lý... Vấn đề là các tác giả khai thác như thế nào để tạo nên những tác phẩm mà khi đưa đến công chúng, nó góp phần tác động vào nhận thức của mỗi người, từ đó xây dựng cộng đồng, xã hội.
         Với người sáng tạo, câu hỏi thường trực, luôn được đặt ra là sáng tác để làm gì, cho đối tượng nào, thể hiện ra sao?...Điều này gắn kết với sở trường, kiến thức và nhận thức xã hội của mỗi tác giả thì mới tạo nên được tác phẩm như mong muốn. Khác với báo chí là phản ánh thực tế, thì nghệ thuật, từ hiện thực cuộc sống, các tác giả lấy chất liệu để xây dựng nên tác phẩm, qua ngôn ngữ riêng của từng loại hình, mang tính khái quát và đưa vào đó suy nghĩ, ý kiến cá nhân của mình.
          Xã hội rộng lớn với nhiều lĩnh vực, những đối tượng khác nhau, chính vì thế việc chọn đề tài đòi hỏi mỗi tác giả có cách nhìn nhận, đánh giá để từ đó lên ý tưởng, xây dựng bố cục, lấy tư liệu và bắt tay vào sáng tác, hoàn thiện tác phẩm. Mỗi chuyên ngành văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh... sẽ có cách làm riêng phù hợp với đặc thù của từng loại hình, từ đó đưa đến công chúng các tác phẩm văn, thơ, tranh, ảnh, kịch, ca khúc, phim... phản ánh hiện thực cuộc sống đang diễn ra, là món ăn tinh thần đáp ứng nhu cầu giải trí. Đồng thời khơi gợi, đưa đến những cảm nhận về cuộc sống để mọi người cùng có ý thức, góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
         Thêm một vấn đề nữa là việc đưa tác phẩm đến với công chúng như thế nào, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của họ ra sao cũng cần được đặt ra. Hiện Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí để các tác giả sáng tác, xuất bản tác phẩm, tạo điều kiện cho các tác giả hoàn thiện tác phẩm của mình, bởi phần lớn các văn nghệ sĩ khả năng kinh tế có hạn. Phần còn lại, việc đưa tác phẩm vào đời sống thì các tác giả tự lo hoặc tham gia, giới thiệu, quảng bá trong các hoạt động chung do ngành văn hóa, văn nghệ tổ chức như các cuộc thi sáng tác văn học, liên hoan ảnh nghệ thuật, triển lãm mỹ thuật, giới thiệu tác giả - tác phẩm âm nhạc, đăng tải trên báo chí, phát trong các chương trình phát thanh - truyền hình, mạng internet... Tuy nhiên các hoạt động này cũng chưa giới thiệu hết các tác phẩm của văn nghệ sĩ bởi các liên hoan, triển lãm diễn ra không đều đặn, số lượng trang báo, tạp chí, chuyên mục phát thanh truyền hình có hạn nên chưa chuyển tải hết được. Tạp chí văn nghệ chuyên ngành số lượng in khiêm tốn chỉ mấy trăm bản, không thể nào đưa đến rộng rãi người đọc; tương tự các tập thơ, truyện ngắn, tuyển tập tranh, ảnh, nhạc cũng có đầu ra không nhiều, phần lớn in xong để biếu tặng, vì thế việc phát hành cũng là khâu đáng quan tâm để các tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với người dọc, người nghe, người xem một cách rộng rãi hơn.
         Theo chúng tôi, bên cạnh những hình thức truyền thống như trên, cần có thêm nhiều cách làm mới để công bố, đưa tác phẩm đến với công chúng - đích đến cuối cùng của sự sáng tạo. Tùy theo mục đích của sáng tác hay nhu cầu của công chúng mà có cách làm riêng, ví dụ như ảnh nghệ thuật về du lịch là thế mạnh của các nhà nhiếp ảnh Bình Thuận thì tăng cường đưa tác phẩm trưng bày tại các khu du lịch, các resort để giới thiệu với du khách, hoặc đăng tải trên các website của cơ quan, cá nhân để quảng bá; đối với các sáng tác về đề tài xây dựng nông thôn mới thì qua các chuyến đi thực tế tại các địa phương, cần về lại nơi đó để trưng bày, giới thiệu các tác phẩm, giúp người dân hiểu được công việc mình và các nơi khác đã làm. Qua đó rút ra kinh nghiệm trong thực hiện phong trào; hoặc như các sáng tác về biển đảo thì cần mở rộng phạm vi giới thiệu và các tác phẩm phải gây được sự xúc động để động viên toàn dân tham gia giữ gìn biển đảo...
         Vai trò của văn học nghệ thuật từ lâu đã được khẳng định, góp phần quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, được coi là một lĩnh vực quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa. Sáng tạo và đưa các tác phẩm đến với công chúng là việc làm thường xuyên, cần thiết để qua đó phát huy những giá trị, góp phần phục vụ đời sống tinh thần của xã hội ngày một tốt hơn.  

Tác giả bài viết: Thành Chương

Nguồn tin: theo http://baobinhthuan.com.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 84

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 74


Hôm nayHôm nay : 27882

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 787051

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15550073